DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K41 - KTCT 2007-2011
Chúc Mừng Bạn Đã Tham Gia Vào Diễn Đàn Của Lớp K41KTCT. Hy Vọng Bạn Sẽ Cùng Chúng Tôi Góp Phần Xây Dựng Diễn Đàn Của Chúng Ta Lớn Mạnh Hơn
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K41 - KTCT 2007-2011
Chúc Mừng Bạn Đã Tham Gia Vào Diễn Đàn Của Lớp K41KTCT. Hy Vọng Bạn Sẽ Cùng Chúng Tôi Góp Phần Xây Dựng Diễn Đàn Của Chúng Ta Lớn Mạnh Hơn
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K41 - KTCT 2007-2011
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K41 - KTCT 2007-2011

33 con người, 33 cuộc đời, 33 lối sống..gặp nhau là duyên, xa nhau còn nợ...
 
Trang ChínhTrang Chính  Portal*Portal*  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» lá thư tình của chàng trai
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyThu Mar 15, 2012 10:01 pm by be.connho

» 1000 co hạc giấy
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyThu Mar 15, 2012 9:53 pm by be.connho

» 10 casino lớn nhất hành tinh
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyThu Feb 09, 2012 2:13 pm by haibinhtho

» Những quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều tỷ phú nhất thế giới
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyWed Feb 08, 2012 10:44 am by haibinhtho

» Choáng với thú “đốt tiền”... mua vui của tỷ phú thế giới
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyMon Feb 06, 2012 10:45 pm by haibinhtho

» Choáng với thú “đốt tiền”... mua vui của tỷ phú thế giới
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyMon Feb 06, 2012 10:45 pm by haibinhtho

» chào cả nhà!
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyFri Jan 06, 2012 10:55 am by htth253

» Gặp mặt truyền thống cán cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên đầu năm
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptySun Oct 09, 2011 1:53 pm by monitor

» buồn quá....................
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyMon Sep 26, 2011 8:38 pm by be.connho

Nhạc Trực Tuyến
Tin Tức 24H
Thời gian

Sponsored by

MERRY CHRISTMAS!!!

 

 Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên

Go down 
Tác giảThông điệp
hoaanhdao

hoaanhdao


Tổng số bài gửi : 15
Join date : 01/12/2010
Age : 34
Đến từ : Yên Khánh - Ninh Bình

Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên   Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên EmptyMon Jan 17, 2011 10:10 pm


Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên


ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC TẬP CUỐI KHÓA, BẢO VỆ KHÓA LUẬN VÀ THI TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
(Ban hành kèm theo quyết định số:11/QĐ-ĐHKT-GV&CTSV ngày 08 tháng 01 năm 2008
của Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế)
Chương I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2: Mục đích
Điều 3: Yêu cầu
Điều 4: Thời gian và kế hoạch thực tập cuối khóa
Chương II: KHÓA LUẬN VÀ BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Điều 5: Điều kiện sinh viên thực tập cuối khóa làm khóa luận tốt nghiệp
Điều 6: Hình thức trình bày báo cáo KLTN
Điều 7: Giáo viên hướng dẫn khóa luận
Điều 8: Đánh giá khóa luận tốt nghiệp
Điều 9: Thành lập Hội đồng chấm KLTN
Điều 10: Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Chương III. THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ VÀ THI TỐT NGHIỆP
Điều 11: Điều kiện thực tập chuyên đề
Điều 12: Qui định về hình thức chuyên đề tốt nghiệp
Điều 13: Giáo viên hướng dẫn chuyên đề
Điều 14: Đánh giá chuyên đề tốt nghiệp
Điều 15: Thi tốt nghiệp
Điều 16: Điều khoản thi hành
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
I. HÌNH THỨC FORMAT CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
II. KẾT CẤU VỀ NỘI DUNG
III. MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC

Chương I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Qui định tạm thời này qui định về thực tập cuối khóa (TTCK) làm khóa luận &bảo vệ khóa luận (BVKL), làm chuyên đề & thi tốt nghiệp (TN) cho sinh viên hệ Chính qui và hệ VHVL, thực hiện theo học chế học phần của Trường Đại học Kinh tế Huế.
Điều 2: Mục đích
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa nhằm thực hiện tốt "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn"; giúp cho sinh viên rèn luyện được kỹ năng thực hành, thực tế và đồng thời thông qua TTCK nhằm bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Điều 3: Yêu cầu
1. Thực tập cuối khóa là một học phần bắt buộc đối với tất cả sinh viên hệ Chính qui và hệ VHVL (Những sinh viên bị ngừng học hoặc thôi học thì không được đi thực tập tốt nghiệp).
2. Trong thời gian thực tập cuối khóa, sinh viên phải hoàn thành báo cáo Khóa luận TN hay chuyên đề TN.
3. Thời gian thực tập tốt nghiệp cuối khóa được qui định như sau:
- Đối với sinh viên đại học hệ chính qui làm Khóa luận là 14 tuần; làm chuyên đề là 12 tuần;
- Đối với hệ VHVL: Chỉ thực tập cuối khóa theo hình thức làm chuyên đề với thời gian là 12 tuần (cả bằng 1 và bằng 2).
Điều 4: Thời gian và kế hoạch thực tập cuối khóa
1. Vào giữa học kỳ I năm học cuối khóa (năm thứ 4 đối với sinh viên hệ CQ và thứ 5 đối với sinh viên hệ VHVL; thời gian thực tập cuối khóa của từng lớp được ghi trong kế hoạch giảng dạy học tập thông qua hằng năm), các Khoa sẽ phổ biến tiêu chuẩn, điều kiện và tổ chức cho sinh viên đăng ký thực tập cuối khóa theo hình thức khóa luận hay chuyên đề (đăng ký hướng nghiên cứu, địa điểm, giáo viên hướng dẫn...vv.).
2. Các Khoa phân công giáo viên hướng dẫn và gửi danh sách về phòng GV-CTSV để tổng hợp trình Hiệu trưởng ra quyết định.
3. Sau khi có quyết định của Hiệu trưởng, các Khoa tổ chức gặp mặt sinh viên phổ biến qui chế và hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan trước khi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp cuối khóa.

Chương II: KHÓA LUẬN VÀ BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Điều 5: Điều kiện sinh viên thực tập cuối khóa làm khóa luận tốt nghiệp
1.Sinh viên đăng ký và được xét thực tập cuối khóa làm khóa luận tốt nghiệp phải thỏa mãn 2 điều kiện như sau:
- Điểm trung bình chung của 6 kỳ đầu đạt từ 7 điểm trở lên và có không quá 3 học phần thi lại;
- Số lượng sinh viên làm khóa luận không quá 1/3 số lượng sinh viên của lớp.
(Một số trường hợp đặc biệt trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định)
2. Năm học cuối khóa nếu sinh viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được đăng ký làm KLTN hoặc thi TN.
Điều 6: Hình thức trình bày báo cáo KLTN
1. Sinh viên đi thực tập cuối khóa phải hoàn thành báo cáo KLTN, nội dung của KLTN phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến phần hành nghiên cứu (đề tài nghiên cứu), thỏa mãn được yêu cầu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn và được giáo viên hướng dẫn chấp nhận.
2. Hình thức và format một KLTN phải thực hiện theo mẫu qui định thống nhất của Nhà trường, với số trang không quá 60 trang, theo khổ giấy A4, Bảng mã VN Unicode, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
3. Trang trí bìa của KLTN theo mẫu qui định (M1,M2 phụ lục) và đóng bìa cứng, bọc vải.
Điều 7: Giáo viên hướng dẫn khóa luận
1. Giáo viên hướng dẫn KLTN phải có trình độ thạc sỹ, giảng viên chính trở lên theo đúng ngành, chuyên ngành đào tạo của sinh viên (nếu thạc sỹ chưa là giảng viên chính thì phải có thâm niên giảng dạy ít nhất là 3 năm).
2. Giáo viên hướng dẫn KLTN là những giảng viên của Khoa và có thể mời thêm các giảng viên ở các khoa khác trong hoặc ngoài trường, nhưng phải có chuyên môn phù hợp. Mỗi giáo viên hướng dẫn KLTN không quá 8 khóa luận/năm học.
3. Trong thời gian thực tập, giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung liên quan đến thực tập cuối khóa và khóa luận của sinh viên; đến kiểm tra tại điểm thực tập của sinh viên ít nhất một lần.
Điều 8: Đánh giá khóa luận tốt nghiệp
1. Sau khi kết thúc thời gian thực tập cuối khóa, trong vòng 10 ngày sinh viên phải nộp hồ sơ thực tập cuối khóa (gồm 2 bản Khóa luận, sổ số liệu thô, nhật ký thực tập và bản kiểm điểm có xác nhận của cơ sở) về văn phòng Khoa.
2. Các Khoa lập danh sách giáo viên chấm phản biện và kịp thời phân bổ KLTN của sinh viên cho giáo viên hướng dẫn và phản biện.
3. Giáo viên phản biện viết nhận xét về KLTN theo các nội dung (không cho điểm): Tính cấp thiết, mục tiêu, phương pháp, nội dung và kết quả nghiên cứu.
4. Giáo viên hướng dẫn viết nhận xét đánh giá chung về nội dung của KLTN và thái độ thực tập cuối khóa của sinh viên (không cho điểm).
5. Bản nhận xét của giáo viên phản biện và hướng dẫn chậm nhất sau 1tuần (kể từ ngày giao) phải nộp về văn phòng Khoa.
Điều 9: Thành lập Hội đồng chấm KLTN
1. Trên cơ sở danh sách đề nghị của các Khoa, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng (HĐ) chấm KLTN theo các chuyên ngành. Số thành viên của mỗi Hội đồng là 3thành viên gồm: 1 chủ tịch, 1 thư ký và 1 giáo viên phản biện.
2. Thành viên của HĐ chấm KLTN là những giảng viên của Khoa và có thể mời thêm các giảng viên ở các khoa khác trong hoặc ngoài trường có tham gia hướng dẫn hay phản biện.
3. Giảng viên tham gia HĐ chấm KLTN phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện như mục 1 điều 7 của Qui định này.
Điều 10: Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
1. Sau khi có QĐ thành lập HĐ chấm KLTN, căn cứ vào kế họach đào tạo, Phòng GV&CTSV sẽ bố trí thời gian và địa điểm BVKLTN.
2. Sinh viên trình bày Báo cáo tóm tắt bằng Powerpoint (không quá 15 phút), đồng thời gửi báo báo tóm tắt (khoảng 5-7 trang) cho các thành viên HĐ.
3. Sau khi nghe sinh viên trình bày nội dung và trả lời những câu hỏi, các thành viên trong HĐ chấm KLTN cho điểm theo phiếu. Điểm đánh giá của KLTN là điểm trung bình cộng của 3 thành viên trong HĐ, được làm tròn đến 0,1 điểm.
4. Kết quả bảo vệ KLTN của sinh viên trước Hội đồng được coi là điểm thi tốt nghiệp và tính 15 đơn vị học trình.
5. Nếu điểm trung bình bảo vệ KLTN của sinh viên đạt dưới 5 điểm hoặc phát hiện sinh viên sao chép luận văn (kèm theo hình thức kỷ luật) thì sinh viên phải thực tập lại theo hình thức chuyên đề.
6. Sinh viên thực tập cuối khóa theo hình thức KLTN, ngoài BVKLTN còn phải dự thi Môn Khoa học MácLênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương III. THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ VÀ THI TỐT NGHIỆP
Điều 11: Điều kiện thực tập chuyên đề
1. Những sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận hoặc đủ điều kiện nhưng không có nguyện vọng làm khóa luận phải đi thực tập cuối khóa với hình thức làm chuyên đề cuối khóa tại các doanh nghiệp hay ở các địa phương theo thời gian qui định.
2. Các Khoa lập danh sách sinh viên thực tập làm chuyên đề và phân công GVHD; danh sách gửi về cho Phòng GV&CTSV để tổng hợp trình Hiệu trưởng ra Quyết định.
3. Trước khi sinh viên đi thực tập cuối khóa, các Khoa cần phổ biến qui chế và thông báo cho sinh viên biết về những thông tin liên quan: Môn thi tốt nghiệp, đề cương và thời gian ôn tập, thời gian thi tốt nghiệp...vv.
Điều 12: Qui định về hình thức chuyên đề tốt nghiệp
1. Trong thời gian thực tập cuối khóa, sinh viên phải hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tương ứng 5 đơn vị học trình và thi 2 môn tổng hợp (môn thi tốt nghiệp được ghi trong chương trình đào tạo) tương đương với 10 đơn vị học trình.
2. Qui định về hình thức trình bày của Báo cáo Chuyên đề tốt nghiệp tương tự như KLTN, nhưng viết không quá 40 trang, đóng bìa thường (Xem phụ lục kèm theo).
Điều 13: Giáo viên hướng dẫn chuyên đề
1. Giáo viên hướng dẫn thực tập chuyên đề cuối khoá phải có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo của sinh viên và đã thông qua tập sự giảng dạy ít nhất 1 năm.
2. Số lượng sinh viên hướng dẫn của giáo viên tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao, có cân đối với các nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của giáo viên, nhưng không quá 20 chuyên đề /năm. Trường hợp có nhiều sinh viên thực tập chuyên đề, các Khoa cần cân đối để phân bổ cho giáo viên các Khoa khác, nhưng đảm bảo phải có chuyên môn phù hợp
3. Trong thời gian thực tập, giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung liên quan đến thực tập cuối khóa và chuyên đề của sinh viên; đến kiểm tra tại điểm thực tập của sinh viên ít nhất 1lần.
Điều 14: Đánh giá chuyên đề tốt nghiệp
1. Sau khi hết thời gian thực tập cuối khóa, trong vòng 10 ngày sinh viên phải nộp hồ sơ thực tập cuối khóa (gồm chuyên đề thực tập 2 cuốn, đóïng bìa thường, sổ ghi chép số liệu thô, nhật ký thực tập và bản xác nhận của cơ sở) về văn phòng Khoa.
2. Các Khoa phân công giáo viên châïm phản biện. Kết quả chấm của giáo viên hướng dẫn và phản biện phải đạt điểm bình quân từ 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét dự thi tốt nghiệp;
3. Nếu điểm chênh lệch giữa 2 vòng chấm từ 3 điểm trở lên, Khoa phải cử giáo viên thứ 3 chấm và điểm chuyên đề là điểm bình quân của 3 giáo viên chấm.
4. Trường hợp điểm chấm của 2 giáo viên đạt điểm bình quân dưới 5điểm, hoặc phát hiện sinh viên sao chép chuyên đề (kèm theo hình thức kỷ luật) thì sinh viên phải thực tập lại theo hình thức chuyên đề.
5. Điểm chấm chuyên đề tính theo thang điểm 10, được làm tròn đến 0,5 điểm.
Điều 15: Thi tốt nghiệp
1. Thi tốt nghiệp áp dụng đối với sinh viên sau khi đã hoàn thành thực tập cuối khóa với hình thức thực tập chuyên đề. Sinh viên có điểm chuyên đề và tất cả các học phần từ 5 điểm trở lên sẽ đựơc xét để tham dự thi tốt nghiệp với 2 môn tổng hợp và thi môn Khoa học Mác Lênin &TT Hồ Chí Minh (Đối với SV hệ CQ).
2. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và các tiểu ban: đề thi, coi thi và chấm thi tốt nghiệp.
3. Hình thức thi tốt nghiệp là thi viết, thời gian thi mỗi môn không qúa 180 phút. Kết quả thi sẽ được công bố chậm nhất là 20 ngày sau khi thi.
4. Năm học cuối khóa nếu sinh viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được dự thi TN.
Điều 16: Điều khoản thi hành
Quy định này được bắt đầu áp dụng từ năm học 2007-2008, trong qúa trình thực hiện nếu có gì vướng mắc Thủ trưởng các đơn vị phản ánh về Ban Giám hiệu (qua Phòng GV-CTSV) để kịp thời xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Những nội dung liên quan trong các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Huế, ngày 8 tháng 01 năm 2008
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
TS. Nguyễn Văn Phát
________________________________________
QUY ĐỊNH
VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


I. HÌNH THỨC FORMAT CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Trang bìa ngoài (theo mãu M1) và trang bìa trong (theo mẫu M2)
2. Lời cám ơn
3. Mục lục
4. Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
5. Danh mục các sơ đồ, đồ thị
6. Danh mục các biểu bảng
7. Tóm tắt nghiên cứu
8. Nội dung đề tài nghiên cứu
9. Tài liệu tham khảo
10. Phụ lục (nếu có)
Báo cáo khóa luận phải được đánh máy trên cỡ giấy A4; sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Times New Ronam, cỡ chữ 13, căn lề trên và lề dưới 3 cm, lề trái 3 cm lề phải 2cm; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 line. Số thứ tự từng trang đặt ở phía phải ở cuối trang.

II. KẾT CẤU VỀ NỘI DUNG
Nội dụng của một KLTN gồm 3 phần:
1. Phần I: Đặt vấn đề (Phần này sinh viên phải nêu được: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu của đề tài)
2. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Kết cấu của phần này được qui định theo kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích, đánh giá về... (Ghi nội dung theo hướng đề tài nghiên cứu)
Chương 3: Định hướng và giải pháp
3. Phần III: Kết luận và kiến nghị


(Hình thức trình bày của chuyên đề tốt nghiệp tương tự như Khóa luận tốt nghiệp)
1- Trang bìa ngoài: Đóng bìa cứng theo mẫu M1 sau:

Tên tác giả Tên đề tài
KLTN-200..... ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA......................


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


(Tên đề tài)


(Tên tác giả)


Khóa học 200... - 200...


2. Trang bìa trong: Theo mẫu M2 sau:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA......................


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

(Tên đề tài)






Sinh viên thực hiện: .... Giáo viên hướng dẫn
Lớp:.................. (Ghi đầy đủ học hàm, học vị)
Niên khoá:

Huế, tháng -năm


III. MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC

KHI TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN VÀ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

1. Các đề mục lớn của chương in kiểu chữ lớn và đậm hơn kiểu chữ bình thường, tránh dùng những kiểu chữ đặc biệt, không dùng các "vi nhét" to hoặc cầu kỳ ở cuối các chương.

2. Các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ... phải được đánh số thứ tự và chú thích đầy đủ. Có thể thống nhất quy định về chú thích như sau:
- Bảng số liệu, ảnh minh hoạ, hình vẽ, tên để trên, chú thích dưới.
- Biểu đồ, sơ đồ, bản đồ: tên và chú thích để dưới.

3. Trích dẫn tài liệu tham khảo (TLTK):
- Việc trích dẫn phải nêu rõ xuất xứ và phải nhất quán, trích nguyên văn phải để trong ngoặc kép, tạm thời có thể dùng hai cách trích dẫn phổ biến hiện nay:
(1) Tên tác giả kèm theo, nằm trong ngoặc đơn.
(2) Đánh số thứ tự trích dẫn trong ngoặc vuông.
Hiện nay tồn tại nhiều cách trình bày TLTK khác nhau tùy theo quan niệm của tác giả. Tuy nhiên có thể tham khảo một số cách dùng sau nhưng cần nhất quán trong sử dụng:
- TLTK là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
+ (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
+ nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
- TLTK là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách,... ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
+ (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ "tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ tập (không có dấu ngăn cách)
+ (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
- TLTK phải tách thành các loại: TLTK Tiếng Việt, TLTK các thứ tiếng Anh, Pháp,...Tên tác giả Tiếng Việt sắp theo thứ tự ABC theo tên và không cần đảo tên ra trước họ. Chú ý các dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm,... khi trình bày.

Các quy định về hình thức KLTN cũng được áp dụng cho chuyên đề thực tập cuối khóa của sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
 
Quy định về nội dung và hình thức thực tập cuối khoá, Bảo vệ khoá luận và Thi tốt nghiệp của sinh viên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thêm một thách thức lớn trước cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
» THỜI GIAN BIỂU THỰC TẬP VÀ THI CUỐI KHÓA
» "Mẫu thư xin việc - Cho sinh viên mới tốt nghiệp"
» Gặp mặt truyền thống cán cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên đầu năm
» CẬP NHẬT TÌNH HÌNH ANH EM...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K41 - KTCT 2007-2011 :: ---- >THÔNG BÁO CHUNG :: THÔNG BÁO TỪ TRƯỜNG-KHOA-LỚP-
Chuyển đến